Trà Lài: 5 Điều Bạn Cần Biết Về Trà Lài

Trà Lài: 5 Điều Bạn Cần Biết Về Trà Lài

Trà Lài: 5 Điều Bạn Cần Biết Về Trà Lài

trà lài, lục trà lài

1. TRÀ LÀI LÀ GÌ?

Trà Lài là loại trà được kết hợp giữa trà xanh và hoa lài (hoa nhài). Trà lài có thể được xem là một trong những loại trà ướp hương hoa đầu tiên trong lịch sử, bên cạnh trà ướp hoa mộc.

Ở Việt nam thì trà lài có thể nói là loại trà ướp hoa phổ biến nhất. Đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Vì hoa lài là loại hoa thường mọc ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Nhờ có khí hậu ấm áp nên miền Nam nước ta có đầy đủ điều kiện lý tưởng để cây hoa lài phát triển. Và sử dụng trong một số món ăn, trong đó có ướp trà.

trà lài, lục trà lài

2. LỊCH SỬ CỦA TRÀ LÀI

Vào khoảng thời nhà Đường (618-907)  ở Trung Quốc, trà vốn được xem là một vị thuốc. Thế nên ban đầu thì lá trà thường được kết hợp với các loại thảo mộc. Việc này vừa giúp trà vừa có nhiều tác dụng hơn, lại vừa có hương vị thơm ngon hơn. Việc kết hợp thảo mộc với trà vào thời gian này được xem là hình thức ướp hương đầu tiên cho trà.

Đến giai đoạn nhà Tống (960-1279) thì văn hoá uống trà cũng có những sự thay đổi lớn. Vì người sáng lập ra nhà Tống là Triệu Khuông Dận cũng là một người rất mê uống trà. Vào giai đoạn này thì ‘gu’ uống trà cũng thay đổi. Trà không còn được kết hợp với thảo mộc nữa mà trà được thưởng thức riêng.

Đến cuối thời nhà Tống thì trà ướp hương mới bắt đầu quay lại. Và hai loại trà được ướp hương hoa đầu tiên đó chính là trà lài và trà ướp hoa môc. Trà lài ra đời ở Quảng Đông, một tỉnh ở phía nam của Trung Quốc. Do có khí hậu ấm áp vào một khoảng thời gian nhất định trong năm nên Quảng Đông cùng với Phúc Kiến và Vân Nam là những nơi trồng cây hoa lài đầu tiên ở Trung Quốc.

trà lài, lục trà lài

Cây hoa lài bắt đầu du nhập vào Trung Quốc vào giai đoạn nhà Tấn (266-420) từ các nước Nam và Trung Á thông qua Con Đường Tơ Lụa nổi tiếng. Cũng như trà thì hoa lài vốn được xem là một vị thuốc. Do không có tính nhiệt lẫn hàn nên hoa lài được xem là là vị thuốc có tính cân bằng âm dương rất tốt.

Việc hoa lài được sử dụng để ướp trà cuối thời nhà Tống là vì quá trình vận chuyển quá mất thời gian. Trà vào lúc này thường sẽ được sản xuất ở các tình phía Nam. Rồi sau đó sẽ được chuyển về phía Bắc. Khi trà có mặt ở nơi tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc thì mùi thơm tự nhiên của trà đã không còn. Mà hương hoa lài lại giữ được lâu nên hoa lài mới được chọn để ướp trà.

Hoa lài cũng xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm. Và loài hoa này cũng giữ một vị trí khá quan trọng trong văn hoá của nước ta. Vua Minh Mạng thứ 17 đã cho khắc hình tượng hoa lài lên Cửu Đỉnh. Chín cái đỉnh bằng đồng đặt trước sân Thế Miếu trong Hoàng Thành Huế. Chỉ có 9 loại hoa được khắc trên Cửu Đỉnh. Và hoa lài là một trong số này.

Trà Lài: 5 Điều Bạn Cần Biết Về Trà Lài 3

 

Hình tượng hoa lài trên Cửu Đỉnh.

 

Việc ướp hương hoa cho trà ở Việt Nam cũng được tin là bắt nguồn từ Huế. Các loại hoa được dùng để ướp trà có thể kể đến là hoa sen, hoa mộc và hoa lài. Và hiện nay thì Huế vẫn là nơi nổi tiếng với những loại trà này cũng như các loại trà thảo mộc khác.

3. CÁCH LÀM TRÀ LÀI

Bạn có thể hoàn toàn tự mình ướp trà lài để sử dụng riêng. Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là chuẩn bị nguyên liệu. Và nguyên liệu quan trọng nhất không gì khác đó chính là hoa lài. Thường thì hoa lài mọc nhiều nhất là vào mùa hè. Khoảng từ tháng 5 trở đi. Ở miền Nam thì hoa lài sẽ ra hoa thường xuyên hơn.

hoa lài, trà lài, lục trà lài

Và nguyên liệu chính thứ hai đó chính là trà xanh. Theo truyền thống thì loại trà được sử dụng để làm trà lài đó chính là trà xanh. Trà xanh là loại trà được tiêu thụ nhiều nhất trong số các loại trà ở Việt Nam. Thế nên không có gì ngạc nhiên khi các loài trà ướp hương như trà lài cũng được tiêu thụ mạnh.

 

Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại trà xanh nào cũng được. Chúng tôi sử dụng trà xanh của Thái Nguyên – một tỉnh giáp với phía Bắc của Hà Nội. Một phần vì Thái Nguyên là nơi được xem là có chất lượng trà xanh tốt nhất Việt Nam. Và phần khác là vì chúng tôi cũng chính là những người trực tiếp trồng và sản xuất trà ở Thái Nguyên.

 

Để làm trà lài thì bạn cần 1kg hoa tươi và 1kg trà xanh khô cho lần ướp đầu tiên. Loại hoa lài được sử dụng để ướp nên là loại hoa vừa mới hé. Tức là hoa chuẩn bị nở là thích hợp nhất để ướp trà. Hoa vừa hái thì cũng nên được dùng để ướp trà ngay. Vì hoa lài thơm nhất là trong vòng từ 10 đến 12 tiếng. Và chúng ta cũng cần ít nhất 10 tiếng để ướp hoa với trà.

 

Để ướp trà thì chúng ta cần rải 200g trà xanh thành một lớp mỏng. Trà có thể rải lên chiếc nong bằng tre hay khay nhựa gì đều được. Sau lớp trà là 200g lớp hoa. Sau lớp hoa thì lại là lớp trà. Và cứ như vậy thì chúng ta có 5 lớp trà và 5 lớp hoa. Để như vậy trong vòng 5 tiếng.

 

Sau 5 tiếng thì chúng ta dùng tay trộn đều trà và hoa. Chứ không phân thành tầng lớp như trước nữa. Và tiếp tục ướp như vậy trong vòng từ 6 cho đến 7 tiếng. Rồi nhặt hoa ra khỏi trà.

hoa lài, trà lài, lục trà lài

Trà sau khi ướp sẽ bị ẩm do hút hơi nước cũng như tinh dầu từ hoa. Nên chúng ta cần phải xao trà lại. Bạn có thể cho trà vào một chiếc chảo nhỏ và xao trà ở lửa nhỏ nhất có thể trong vài phút. Người viết từng nghe thấy có người sử dụng máy sấy tóc để sấy trà. Không biết hiệu quả ra sao nhưng bạn có thể thử. Sau khi lá trà khô lại thì lại cho vào túi và để trà ‘nghỉ’ trong vài ngày.

Sau vài ngày thì chúng ta lại lặp lại những bước như trên. Bạn có thể sử dụng ít hoa hơn cũng được. Và cũng không cần rải lớp trà và hoa thật mỏng nữa. Chỉ cần 2-3 lớp trà và hoa là được. Lặp lại quy trình này 3 lần là bạn sẽ có loại trà lài cực kỳ thơm ngon, đặc biệt là rất đượm mùi hoa lài. Cầu kỳ hơn thì bạn có thể ướp trà đến 5 lần.

4. TÁC DỤNG CỦA TRÀ LÀI

Tác dụng của trà lài chủ yếu đến từ nguyên liệu trà xanh làm bên trà lài. Trà xanh có thể nói là loại trà có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhất. Vì loại trà này không được lên men nên còn giữ được phần lớn các thành phần hoá học của lá trà tươi.

Trong trà xanh có chứa nhiều nhóm chất catechin chống oxy hoá mạnh mẽ. Đặc biệt là EGCG. Giúp ngừa và hỗ trợ đẩy lùi một số loại bệnh. Chẳng hạn như:

  1. Tăng cường chức năng não
  2. Giảm cân – ngừa béo phì
  3. Ngừa một số loại ung thư: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng.
  4. Giảm nguy cơ mắc Alzheimer hay Parkinson
  5. Tăng cường sức khoẻ răng miệng
  6. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
  7. Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

hoa lài, trà lài, lục trà lài

Hoa lài cũng có một số tác dụng riêng. Bao gồm:

Trà lài hỗ trợ tiêu hoá

Hoa lài vốn được sử dụng như một loại thảo dược giúp hỗ trợ tiêu hoá trong nhiều văn hoá. Vì loài hoa này được tin là có khả năng thúc đẩy những vi khuẩn tốt trong đường ruột phát triển. Và hạn chế những vi khuẩn xấu.

Nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy chiết xuất hoa lài có khả năng ngừa các loại vi khuẩn xấu phát triển. Chẳng hạn như Escherichia coli, Staphylococcus aureus và Bacillus cereus. Những loại vi khuẩn này có thể gây ra những triệu chứng liên quan đến đường ruột như chóng mặt, ói mửa và tiêu chảy.

Trà lài giúp giảm trầm cảm

Trà lài được yêu thích nhờ vào hương hoa lài thơm ngát. Thế nhưng bạn có biết là hương hoa lài còn giúp giảm lo âu và trầm cảm.

Tinh dầu hoa lài cũng được sử dụng tron các phương pháp chữa trị bằng xoa bóp dầu thơm (aromatherapy). Theo nghiên cứu thì hoa lài có tác động lên vùng não chịu trách nhiệm cho cảm xúc. Nhưng người được xoa bóp bằng tinh dầu hoa lài cảm thấy vui vẻ và thậm chí là lãng mạn hơn.

Trà lài giúp thư giãn đầu óc

Trà xanh dùng để làm trà lài có chứa một thành phần gọi là L-theanine. Đây là thành phần giúp tạo cảm giác thư giãn, thậm chí là hưng phấn mỗi khi chúng ta uống trà xanh.

Hương hoa lài cũng được tin là có tác dụng thư giãn. Nghiên cứu cho thấy hương trà lài giúp chúng ta trầm tĩnh và thư giãn hơn. Nhịp tim đập đều và chậm rãi hơn.

5. CÁCH PHA TRÀ LÀI

hoa lài, trà lài, lục trà lài

Do là loại trà ướp hương nên khi pha trà lài thì bạn cần lưu ý là tráng trà thật nhanh. Nếu tráng quá lâu thì sẽ mất đi rất nhiều phần hương lài tự nhiên được ướp vào trà.

  1. Cho 5g trà lài vào ấm có dung tích khoảng 500ml.
  2. Cho một ít nước sôi vào ngập lá trà. Rồi đổ nước này đi để tráng trà.
  3. Cho nước sôi vào đầy ấm. Và ngâm trong vòng 5 phút.
  4. Rót nước trà ra và thưởng thức.

 

← Bài trước Bài sau →